Một đời thương thuyết EPUB là cuốn cẩm nang cho những ai muốn giành được lợi thế trong các cuộc thương thuyết. Nó chứa đựng những kinh nghiệm sâu sắc của một cuộc đời đã dành chọn cho sống và đi để đàm phán, thương thuyết của tác giả. Giáo sư Phan Văn Trường đã tích lũy đủ mọi thăng trầm trong từng trang sách đầy tâm huyết, giản dị nhưng vẫn mang đậm chất trí tuệ.
Sách cùng tác giả: Một đời quản trị– Phan Văn Trường
Xem thêm sách hay cùng chuyên mục:
Thể loại: Kinh doanh- Quản lý
Tác giả: Phan Văn Trường
Link tải ebook Pdf/ Mobi/ Epub/ Azw3 miễn phí ở cuối bài viết
Giới thiệu sách
Cuốn sách chứa đựng những kinh nghiệm sâu sắc của một cuộc đời đã dành chọn cho sống và đi để đàm phán, thương thuyết của tác giả. Giáo sư đã tích lũy đủ mọi thăng trầm trong từng trang sách đầy tâm huyết, giản dị nhưng vẫn mang đậm chất trí tuệ. Sẽ không có những lí thuyết hàn lâm hay định nghĩa kiểu sách vở mà đây hoàn toàn là những câu chuyện chân thật kèm theo những bài học cụ thể. Nguồn thông tin chủ yếu được lấy từ những thập niên 80, 90 của thế kỉ trước nên sẽ có nhiều chi tiết không còn được chính xác lắm, nhưng đây vẫn là một cuốn sách nên đọc.
Cuốn sách dày hơn 300 trang được chia thành 17 chương với những chủ đề khác nhau liên quan đến thương thuyết. Ở chương đầu tác giả đã phân tích kĩ cuộc thương thuyết đậm tính dân gian dưới góc độ một nhà đàm phán lão luyện: Tại sao Phú ông đưa tài sản ra để thuyết phục Bờm? Tại sao bờm lại từ chối tài sản của Phú ông? Tại sao khi đồng ý Bờm lại cười? Và giá trị thật sự của chiếc quạt mo là gì? Tất cả đều được lý giải với lập luận chặt chẽ nhưng vẫn không làm mất đi chất hóm hỉnh trong bài học nhỏ nhưng ý nghĩa lớn này.
Thương thuyết luôn là một cuộc chơi lớn giữa bạn và tôi, trong một số trường hợp là tôi và bạn, tuy nhiên nếu chỉ có mỗi chữ “tôi” thì mọi sự sẽ trở nên đổ bể. Vốn dĩ đối phương và ta cần nhau, để thật sự hiểu và trao cho nhau những thứ cả hai bên cùng muốn thì thương thuyết là con đường duy nhất có thể làm được điều đó. Cuốn sách cho người đọc biết rằng trong thương thuyết, “biết người biết ta” rất là quan trọng và để thương thuyết thành công thì không bao giờ được phép quên nguyên tắc “WIN-WIN” đôi bên cùng có lợi. Đó là một thông điệp mà tác giả muốn độc giả phải nghiền ngẫm mới có thể áp dụng mà không bị “khớp” trong tình huống thực tế.
Trong sách còn đề cập đến những yếu tố cơ bản về cuộc đời của một nhà thương thuyết. Những yếu tố được nhắc đến bao gồm: tâm lý chiến, chuẩn bị cho một cuộc thương thuyết, bản đồ kịch sĩ, người trung gian, luật pháp, luật sư, ngân hàng, ngôn ngữ thương thuyết, mua bán công ty, giao thiệp và đàm phán với người nước ngoài, những trường hợp thương thuyết thất bại, nghề nghiệp chức vụ và lương bổng, đạo lý và phúc lành.
Thương thuyết nằm ở những nguyện vọng, nhu cầu, những sự hợp tác đến việc mua, bán hay thực tế hơn, tỏ tình cũng là một lần thương thuyết. Thông thường, ai cũng muốn nắm phần thắng mà theo số đông thì sự khôn khéo sẽ kéo chũng ya đến gần với phần trăm thắng hơn. Biểu hiện của sự khôn khéo bộc lộ ở việc cố che dấu nhu cầu thực sự, tìm cách tăng giá trị hàng hóa mình đang sở hữu hay bán những hàng hóa không có thật song lại muốn thu về tiền thật. Ngược lại, có không ít người cho rằng nếu thật thà thì phần rủi ro cao hơn, thường hay thất bại và không đạt được thứ như mình mong muốn.
Sự chân thành sẽ bị cản trở bởi tư duy ấy, yếu tố cốt lõi để thương thuyết thành công. Chúng ta thường hiểu thật thà là không khôn khéo còn khôn khéo thì không thật thà. Và tác giả sẽ cho độc giả nhận ra đó là một sai lầm lớn vì chỉ khi chúng ta chân thành, đối phương mới có cơ hội biểu lộ sự chân thành của họ. Khi chân thành thì mọi việc đều đơn giản vì đã trở về đúng bản chất của nó theo lối “thuận mua, vừa bán”.
Cuốn sách được viết từ trải nghiệm của một người thường xuyên xông pha trận mạc đàm phán, thật khó để có thể tìm được cuốn sách nào khác về đề tài này mà mang tính thực tế cao hơn. Trong đó không có những bài lý thuyết theo lớp lang chuẩn mực, mà chỉ là như câu chuyện quanh ấm trà mà tác giả muốn chia sẻ làm cho độc giả như được sống thực sự trong bối cảnh đàm phán như đang diễn ra trước mắt. Cách thức đàm phán, thương thuyết thế nào, cách nhìn nhận cuộc đời ra sao, đều được kể lại thông qua những câu chuyện thực tế mà chính tác giả là người trong cuộc.
Dù là một tác phẩm lấy đề tài thương lượng trong kinh tế nhưng Một đời thương thuyết cũng bàn đến triết lý nhân sinh, coi chữ nhẫn, chữ tâm làm gốc. Dù có năng lực quản lý, khả năng đàm phán, nắm trong tay một đội ngũ cố vấn tinh thông chuyên môn hay nguồn tài chính hùng hậu thì con người vẫn là chìa khóa giải quyết cho mọi vấn đề. Để có một con người không những biết thương thuyết mà còn biết đạo xử thế ở đời thì cần nắm vững những bài học: Bạn cư xử với người khác ra sao thì họ sẽ cư xử lại với bạn như vậy, bạn cần có lòng tự tin, bạn phải biết giá trị mọi việc, phải bỏ mọi định kiến cá nhân bên ngoài phòng họp, bạn cần nhớ cuộc thương thuyết nào cũng dễ khi bạn tìm chân lý qua sự thông cảm đôi bên, mà muốn thông cảm thì phải kính trọng nhau, bạn phải quý những đối tác mà lịch sử cho bạn gặp và cuối cùng là bài học về sự khiêm tốn.
Cuốn sách này dành cho ai?
“Sách này tôi viết ưu tiên cho những bạn nào hiếu kỳ, muốn tìm hiểu về thương thuyết. Bạn có thể là sinh viên đang phân vân trước những lựa chọn về hướng đi nghề nghiệp, hay là người chủ trì một đội sắp vào bàn đàm phán, hay là Chủ tịch hoặc Tổng giám đốc của một công ty được mời gửi đội tới thương thảo. Dưới cách viết như kể chuyện, tôi mong sách dễ đọc cho mọi loại độc giả. Thậm chí sách còn có thể giúp cho bạn nào đang nghiên cứu về tâm lý con người và cách xử sự sao cho khôn khéo, sao cho chóng lấy sự đồng tình đồng tâm từ một nhóm ít nhiều người. Nội dung của sách hướng về thương thuyết đã đành, nhưng chú trọng đến cái tạm gọi là nghệ thuật.
Do đó, nhiều khi bạn đọc thấy tôi dùng từ thương thuyết, thương thảo, đàm phán, lấy hợp đồng, hay vào bàn hội nghị… Ý nghĩa bóng của các từ ngữ đó cũng chỉ định một nghĩa mà thôi: việc cố gắng đi tìm sự đồng thuận, sự thỏa hiệp, vẽ ra một mô hình trao đổi và đôi khi là cộng tác lâu dài.”- Phan Văn Trường
Mục lục- Một đời thương thuyết EPUB PDF
Chương 1: Thằng Bờm và Phú Ông: hai tay cao thủ
Chương 2: Trời phú hay học tập?
Chương 3: Tâm lý chiến
Chương 4: Chuẩn bị cho một cuộc thương thuyết
Chương 5: Bản đồ kịch sĩ
Chương 6: Người trung gian
Chương 7: Ngân hàng, chỗ nương tựa kín đáo
Chương 8: Luật pháp và luật sư, bạn của chúng ta?
Chương 9: Chủ quan và khách quan trong ngôn ngữ thương thuyết
Chương 10: Sáp nhập và mua bán công ty
Chương 11: Giao thiệp và đàm phán với người nước ngoài
Chương 12: Những nguyên tắc của người thương thuyết và cuộc thương thuyết
Chương 13: Những trường hợp thương thảo thất bại
Chương 14: Trong rừng sâu của thương thuyết
Chương 15: Những bất ngờ “ngộ nghĩnh” trên lộ trình
Chương 16: Nói chuyện về nghề nghiệp, chức vụ và lương bổng
Chương 17: Đạo lý và phúc lành
Review
“Cuốn sách Một đời thương thuyết được Anh Phan Văn Trường dành rất nhiều tình cảm và tâm huyết để viết nên, chắt lọc lại những gì tinh túy nhất cùng không ít bài học đắt giá để đánh đổi lấy kinh nghiệm quý báu trong cuộc đời làm nhà kinh doanh của mình, trên nhiều cương vị cấp cao khác nhau tại rất nhiều tập đoàn danh tiếng hàng đầu thế giới.”
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình.
Về tác giả
Phan Văn Trường Giáo sư Phan Văn Trường sinh năm 1946 tại Hà Nội. Ông sang Pháp năm 1963. Sau khi tốt nghiệp, ông giảng dạy tại Đại học Paris 1 – Patheon – Sorbonne từ năm 1973 – 1975. Đồng thời ông cũng giữ nhiều chức vụ tư vấn, kinh doanh và quản lý nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, trong các lĩnh vực xây dựng, điện lực, kinh doanh, giao thông vận tải, dầu hỏa và lọc nước. Từ 1990, ông trở thành cố vấn thường trực của Chính Phủ Cộng hòa Pháp về thương mại Quốc tế. Phan Văn Trường cũng có công về mặt văn hóa vì ông là người đầu tiên chính thức đề xướng việc dùng chữ Quốc ngữ là văn tự cho người Việt.
Link tải ebook Một đời thương thuyết EPUB PDF
một đời thương thuyết ebook pdf,