Tư duy như một hệ thống PDF được tập hợp từ những trao đổi của David Bohm trong seminar ba ngày từ 31.11.1990 đến 2.12.1990 tại Ojai, California. Trong ba ngày trò chuyện với năm mươi người tham gia seminar, David Bohm đã đưa ra một cách nhìn triệt để về những nguồn gốc tiềm ẩn bên trong những xung đột giữa người với người, và tìm hiểu những khả năng cho sự thay đổi của cá nhân và tập thể. Ông đã đưa ra chủ đề về vai trò của tư duy và tri thức ở mọi cấp độ của đời sống con người, từ những suy nghĩ riêng tư về căn tính của cá nhân đến những nỗ lực tập thể nhằm vươn tới một nền văn minh tốt đẹp hơn.
Xem thêm sách hay cùng chuyên mục:
- Người thông minh học tập như thế nào
- Người thông minh giải quyết vấn đề như thế nào
- Tư duy chiến lược (Lý thuyết trò chơi thực hành)
Thể loại: Phát triển cá nhân
Tác giả: DAVID BOHM
Link tải ebook Pdf/ Mobi/ Epub/ Azw3 miễn phí ở cuối bài viết
Giới thiệu sách
Cuốn sách Tư Duy Như Một Hệ Thống được tập hợp từ những trao đổi của David Bohm trong seminar ba ngày từ 31.11.1990 đến 2.12.1990 tại Ojai, California. Trong ba ngày trò chuyện với năm mươi người tham gia seminar, David Bohm đã đưa ra một cách nhìn triệt để về những nguồn gốc tiềm ẩn bên trong những xung đột giữa người với người, và tìm hiểu những khả năng cho sự thay đổi của cá nhân và tập thể. Ông đã đưa ra chủ đề về vai trò của tư duy và tri thức ở mọi cấp độ của đời sống con người, từ những suy nghĩ riêng tư về căn tính của cá nhân đến những nỗ lực tập thể nhằm vươn tới một nền văn minh tốt đẹp hơn.
Bằng việc nghiên cứu sâu những nguyên tắc về mối quan hệ giữa tâm trí và vật chất, được nêu ra lần đầu tiên trong cuốn Wholeness and Implicate Order (Cái toàn thể và Trật tự ẩn), David Bohm đã bác bỏ quan niệm cho rằng các quá trình tư duy của chúng ta chỉ thông báo một cách trung tính những gì xảy ra “ngoài kia” trong một thế giới khách quan. Ông khảo sát cách thức tư duy tham gia tích cực vào sự hình thành tri giác, cảm nhận của chúng ta về ý nghĩa và những hành động thường ngày của mình. Ông gợi ý rằng những tư duy và tri thức tập thể đã trở thành tự động đến nỗi phần lớn chúng ta bị chúng điều khiển, hậu quả là mất đi tính xác thực, tự do và trật tự.
Là một ứng viên hoàn toàn xứng đáng cho giải Nobel Vật lý nhưng ông không bao giờ có được giải thưởng này. Luôn khiêm nhường, Bohm cho rằng công việc của mình không “quan trọng đến thế”. Ông nhận được sự ủng hộ và tình bạn từ một nhà vật lý vĩ đại khác là Albert Einstein, người luôn tin tưởng ông với vai trò một nhà khoa học, và một con người.
Lời nói đầu
Trong cuốn Tư duy như một hệ thống, nhà vật lí lí thuyết David Bohm đã đưa ra chủ đề về vai trò của tư duy và tri thức ở mọi cấp độ của đời sống con người, từ những suy nghĩ riêng tư về căn tính của cá nhân đến những nỗ lực tập thể nhằm vươn tới một nền văn minh tốt đẹp hơn. Bằng việc nghiên cứu sâu những nguyên tắc về mối quan hệ giữa tâm trí và vật chất, được nêu ra lần đầu tiên trong cuốn Wholeness and Implicate Order ―Cái toàn thể và Trật tự ẩn‖, David Bohm đã bác bỏ quan niệm cho rằng các quá trình tư duy của chúng ta chỉ thông báo một cách trung tính những gì xảy ra “ngoài kia” trong một thế giới khách quan. Ông khảo sát cách thức tư duy tham gia tích cực vào sự hình thành tri giác, cảm nhận của chúng ta về ý nghĩa và những hành động thường ngày của mình. Ông gợi ý rằng những tư duy và tri thức tập thể đã trở thành tự động đến nỗi phần lớn chúng ta bị chúng điều khiển, hậu quả là mất đi tính xác thực, tự do và trật tự. Trong ba ngày chuyện trò với năm mươi người tham dự hội thảo ở Ojai, California, David Bohm đã đưa ra một cách nhìn triệt để về những nguồn gốc ngầm bên dưới của những xung đột giữa người với người, và tìm hiểu những khả năng cho sự thay đổi của cá nhân và tập thể.
Theo quan điểm của Bohm, chúng ta đã kế thừa một niềm tin rằng tâm trí ―hay tư duy‖ thuộc về một trật tự vốn dĩ khác với vật chất và cao hơn vật chất. Niềm tin đó đã khiến ta luôn tin chắc vào cái mà chúng ta vẫn gọi là tính khách quan – khả năng quan sát và thông báo một cách trung tính về một số sự vật và sự kiện mà không có bất cứ tác động nào lên cái mà chúng ta đang quan sát hoặc không bị chúng tác động lại. về phương diện lịch sử, cách nhìn này đã cho chúng ta một thế giói quan khoa học và văn hóa, trong đó các bộ phận bị phân mảnh tách biệt nhau tác động qua lại với nhau một cách máy móc. Bohm chỉ ra rằng, cách nhìn phân mảnh này tương ứng với “thực tại” trong những khía cạnh quan trọng, nhưng ông hàm ý rằng chúng ta đặt quá nhiều niềm tin vào cách nhìn khách quan chủ nghĩa. Một khi chúng ta giả định một cách đáng bàn (và sai lầm‖ rằng, tư duy và tri thức không tham gia vào cảm nhận của chúng ta về thực tại mà chỉ tường thuật lại cái thực tại ấy, thì chúng ta đã gắn chặt vào một cách nhìn bỏ qua những quá trình phức tạp, không thể phá vỡ, tiềm ẩn trong thế giới như chúng ta trải nghiệm nó.
Để giúp cho việc tập trung vào bản tính tham dự1 2 của tư duy, Bohm đã tiến hành định nghĩa lại một cách mở rộng chính khái niệm tư duy. Trước hết, tư duy không phải là một nhận thức tươi mới, trực tiếp. Đúng ra, nó là cái đã được nghĩ – là quá khứ, bị đẩy về phía hiện tại. Nó là sự hiển lộ tức thời của kí ức, một sự ghép thêm hình ảnh vào hiện tại sống động. Một mặt, nhờ có kí ức này mà chúng ta mới thực hiện được ngay cả những nhiệm vụ đơn giản nhất, như mặc quần áo vào sáng sớm. Mặt khác, kí ức cũng chịu trách nhiệm đối với những khía cạnh khác nhau của nỗi sợ hãi, lo âu hoặc e ngại, và những hành động bắt nguồn từ những kí ức ấy. Như vậy thì tư duy cũng bao gồm cả những cảm giác dưới dạng những kinh nghiệm xúc cảm tiềm ẩn.
Không chỉ những cảm xúc âm tính, đau buồn len vào trong nếp nghĩ, mà cả những xúc động vui thích nữa. Thật vậy, toàn bộ phổ xúc cảm điển hình nhất mà chúng ta đã từng trải nghiệm một cách đặc thù thì Bohm đều cho là có liên hệ đến tư duy cả.
Cái cách thức tư duy và tình cảm xâm nhập lẫn nhau là trọng tâm quan điểm của Bohm về sự thực hiện chức năng của ý thức. Ông nói, trong khắp cả cơ thể và tâm trí, chúng làm thành một cấu trúc của những phản xạ sinh lí thần kinh3. Thông qua việc lặp đi lặp lại, cường độ của xúc cảm, và tính cách phòng thủ, những phản xạ này được “gắn cứng” vào ý thức như những vi mạch, đến mức chúng đáp ứng một cách độc lập với những lựa chọn có ý thức của chúng ta.
Chẳng hạn, nếu có ai nói với bạn rằng một người nào đó trong gia đình bạn vừa xấu vừa ngu, cầm chắc là bạn sẽ lập tức “sôi máu”: andrenalin trào lên và huyết áp của bạn sẽ tăng vọt, những điều đó dính liền với ý nghĩ của bạn: “Bố láo! Thằng này vừa lếu láo vừa độc ác mới dám nói với mình như vậy.” Cái ý nghĩ “thằng này láo” có xu hướng vừa biện hộ cho cơn giận bốc lên của cơ thể, vừa kéo dài nó ra. Cũng giống như thế, cơn giận trào lên cũng có xu hướng biện hộ cho ý nghĩ ấy. Với thời gian, trải nghiệm này mờ nhạt đi, nhưng nó được lưu lại một cách hiệu quả vào kí ức và trở thành “ý nghĩ”. Nó nằm đó đợi đến lúc được gọi ra lần tới khi gặp hoàn cảnh tương tự.
Cuối cùng, Bohm khẳng định rằng tư duy và tri thức về căn bản là những hiện tượng có tính tập thể. Kinh nghiệm chung của chúng ta cho rằng chúng ta có những ý nghĩ riêng tư đến từ “bản ngã” cá nhân của mình. Bohm gợi ý rằng đây là sự nhạy cảm có tính kế thừa về mặt văn hóa vốn nhấn mạnh quá đáng vai trò của các bộ phận biệt lập. Ông đảo ngược quan điểm ấy, bằng cách nhận xét rằng “dòng chảy của ý nghĩa” giữa mọi người có tính cơ bản hơn nhiều so với bất kì ý nghĩ cá nhân đặc thù nào. Như vậy cá nhân được xem như một phong cách riêng ―một “hỗn hợp riêng tư” của sự vận động tập thể của các giá trị, các ý nghĩa và các ý đồ.
Định nghĩa lại của Bohm về tư duy xác đáng ở chỗ nó đề xuất rằng thân thể, cảm xúc, tâm trí, phản xạ và vật tạo tác cần được hiểu như là một trường nguyên vẹn của tư duy có tương tác thông tin. Tất cả những hợp phần ấy thâm nhập lẫn nhau, đến một mức độ như Bohm nói: chúng ta buộc phải xem xét “tư duy như một hệ thống” – cả cụ thể lẫn trừu tượng, cả chủ động lẫn bị động, cả tập thể lẫn cá nhân.
Thế giới quan huyền thống của chúng ta, vì muốn duy trì một hình ảnh đơn giản, có trật tự của nguyên nhân và hậu quả, đã không tính đến những khía cạnh vi tế của hoạt động tư duy. Điều đó dẫn đến cái mà Bohm gọi là “lỗi hệ thống” trong toàn bộ tư duy. Bohm nói, vấn đề ở đây là “tư duy không biết nó đang làm một việc, và do vậy đấu tranh chống lại cái mà nó đang làm”. Chẳng hạn, được tâng bốc là một cảm nhận khoái trá thường tạo ra một phản ứng dễ tiếp thu đối với kẻ đi tâng bốc. Nếu Jane không tâng bốc John trong khi anh ta chờ đợi cô làm như vậy, hoặc cô lợi dụng anh một cách khó chịu, trong John sẽ xuất hiện những cảm giác bực bội đối với một việc gì đó Jane đã làm. Anh ta không thấy rằng mình đã tham dự vào việc dựng lên cái phản xạ tạo ra không chỉ những cảm giác tốt, mà cả những cảm giác xấu nữa. Tương tự, một quá trình không liên kết như thế cũng diễn ra ở cấp độ nhà nước. Khi Hoa Kì gán cho một số nước Trung Đông cái đặc tính ma quỷ xấu xa độc địa chỉ vì họ ngăn trở con đường để Hoa Kì với đến các mỏ dầu, nó cũng không tính đến việc chính nó đóng vai trò trọng yếu trong một nền kinh tế quốc tế dựa trên dầu mỏ khiến cho các nước có mỏ dầu tự nhiên trở nên mạnh mẽ một cách bất thường. Trong trường hợp này sự đáp trả có thể là chiến tranh.
…
Lee Nichol Ojai, California Tháng Chín, 1993
Mục lục- Tư duy như một hệ thống PDF
Lời nhà xuất bản
Lời nói đầu
Lời cảm tạ
Tối thứ Sáu
Sáng thứ Bảy
Chiều thứ Bảy
Sáng Chủ nhật
Chiều Chủ nhật
Review
“Trong cuốn Tư duy như một hệ thống, nhà vât lý lý thuyết David Bohm đã đưa ra chủ đề về vai trò của tư duy và tri thức ở mọi cấp độ của đời sống con người, từ những suy nghĩ riêng tư về căn tính của cá nhân đến những nỗ lực tập thể nhằm vươn tới một nền văn minh tốt đẹp hơn. Bằng việc nghiên cứu sâu những nguyên tắc về mối quan hệ giữa tâm trí và vật chất, được nêu ra lần đầu tiên trong cuốn Cái toàn thể và trật tự ẩn, David Bohm đã bác bỏ quan niệm cho rằng các quá trình tư duy của chúng ta chỉ thông báo một cách trung tính những gì xảy ra “ngoài kia” trong một thế giới khách quan. Ông khảo sát cách thức tư duy tham gia tích cực vào sự hình thành tri giác, cảm nhận của chúng ta về ý nghĩa và những hành động thường ngày của mình. Ông gợi ý rằng những tư duy và tri thức tập thể đã trở thành tự động đến nỗi phần lớn chúng ta bị chúng điều khiển, hậu quả là mất đi tính xác thực, tự do và trật tự. Trong ba ngày chuyện trò với năm mươi người tham dự hội thảo ở Ojai, California, David Bohm đã đưa ra một cách nhìn triệt để về những nguồn gốc ngầm bên dưới của những xung đột giữa người với người, và tìm hiểu những khả năng cho sự biến chuyển cá nhân và tập thể.”
Về tác giả
David Joseph Bohm sinh ngày 20.12.1917 tại Wilkes-Barre, Pennsylvania, trong một gia đình Do Thái. Tuổi thơ của ông trôi qua không êm đềm. Nhận được ít sự chia sẻ từ cha mẹ, ông đã tìm cảm hứng trong thế giới của riêng mình, và ngay từ những năm đầu đời ông đã bộc lộ tính cách của một người thiết tha kiếm tìm chân lý. Là một nhân vật hàng đầu trong thế giới vật lý lượng tử, và là giáo sư Vật lý lý thuyết tại Trường Birkbeck, Đại học London các năm 1961-1983, từ khi bắt đầu sự nghiệp khoa học của mình, Bohm đã đặt niềm tin vào trực giác nhiều hơn là vào con đường toán học thông thường. Ông tin rằng bằng cách chú ý đến cảm xúc và trực giác của mình, ông có thể đi đến một sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất của vũ trụ mà con người là một phần trong đó.
Tốt nghiệp Đại học Pennsylvania năm 1939, và hoàn thành xuất sắc luận án tiến sĩ tại Berkeley dưới sự hướng dẫn của Robert Oppenheimer, công việc của ông ban đầu liên quan tới sự tán xạ neutron-proton và các vấn đề nguyên lý thiết kế của máy gia tốc hạt. Ông chuyển tới Phòng thí nghiệm Bức xạ nơi ông làm việc trong Dự án Manhattan. Từ đây ông đã phát triển công cụ lý thuyết mới để mô tả dao động plasma và trở nên nổi tiếng với vai trò một nhà vật lý lý thuyết.
Năm 1947, Bohm chuyển đến Đại học Princeton. Ở đây ông đã áp dụng những ý tưởng của mình về plasma để nghiên cứu hành vi của các electron trong kim loại. Những nghiên cứu này của ông cùng các cộng sự đã được quốc tế công nhận. Cũng tại Princeton, mối quan tâm đặc biệt của Bohm về những nền tảng của cơ học lượng tử đã bén rễ. Để hiểu hơn về chủ đề này, ông đã quyết định viết một cuốn sách giáo khoa, Quantum Theory (Lý thuyết lượng tử – 1951). Cuốn sách được đón nhận rộng rãi, và đến nay đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của vật lý lượng tử. Nhưng sau khi hoàn thành Quantum Theory, Bohm cho rằng cuốn sách này chưa thật thỏa đáng. Và ngay sau đó, ông đã đăng hai bài báo cho thấy một cách tiếp cận khả dĩ khác, và cách tiếp cận này dường như đã hiện thực hóa những điều mà quan điểm chính thống coi là không thể.
Sau những hiểu nhầm và rắc rối về chính trị, Bohm chuyển đến Brazil và Israel, rồi tới Đại học Bristol năm 1957. Tại đây, cùng với Yakir Aharanov, ông đã đăng một bài báo quan trọng vạch rõ những hệ quả quan sát đáng ngạc nhiên về vector trường thế. Lúc đầu, ý tưởng của họ không được đón nhận, nhưng nó đã sớm được xác nhận qua thí nghiệm. Ý tưởng này được John Maddox, biên tập viên của tạp chí Nature uy tín, gợi ý đến một giải Nobel.
Trong những năm 1970-1980, Bohm lần lượt gặp Krishnamurti và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Và hai con người này đã mở cho Bohm những cánh cửa khác nhau nhìn vào vũ trụ tự nhiên và tâm linh. Bohm mất tại London ngày 27.10.1992.